Thiết kế Tầng hầm - Bán Hầm

Tác giả: Dương Văn Phong Ngày đăng: 25/10/2024

Đa số nhà ở dân dụng sẽ được thiết kế bán hầm hơn là tầng hầm. Nếu có thiết kế tầng bán hầm, anh chị cần lưu ý một số điểm sau:

1) Phần bán hầm sẽ nằm thấp hơn khoảng 1,2 - 1,4m so với mặt sân hoặc vỉa hè, do đó cần đặc biệt chú ý phần chống thấm và thoát nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu, thoát nước ở đầu và cuối ram dốc để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút khẩn cấp trong trường hợp mưa lớn hệ thống thoát nước không  đáp ứng được lưu lượng nước thoát. Lưu ý vị trí đặt bơm và nguồn điện để khi nước ngập thì hệ thống vân hoạt động bình thường. Để tránh thấm từ ngoài vào, phải đổ bê tông và chống thấm thật kỹ cho toàn bộ vách hầm ( phần chìm dưới đất). Nếu nhà của anh chị ở khu vực có khả năng ngập cục bộ khi mưa lớn ( ngập không quá cao) nhưng vẫn muốn làm tầng bán hầm thì có thể thảo luận với đơn vị thiết kế để đưa phương án làm cửa chống ngập cho công trình.  Cửa chống ngập tầng hầm chịu sóng                                                      Cửa chống ngập có thể là loại ghép bằng tay hoặc tự động                                                                                                                                 Nguồn: https://cuachongngap.com.vn/

2) Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15-20%. Tuy nhiên, thực tế đối với nhà ở có chiều dài khiêm tốn, độ dốc này thường được tăng lên đến 23%( tương đương 13 độ- có thể cao hơn nữa nếu chỉ để xe máy sử dụng) để giảm bớt chiều dài ram dốc. Như vậy, với tầng bán hầm nhà phố âm xuoongs1,2 - 1,4m so với mặt vỉa hè thì ram dốc thường dài từ 6-8m.Khi làm đường dốc cho gara, cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống ay cạ cản trước cửa xe.Có thể hạn chế tình trạng này bằng cách làm ram dốc có 3 đoạn với độ dốc ở 2 đầu dốc thoải hơn. Ram dốc và những kiến thức quan trọng bạn cần biết                                              Xử lý ram dốc 3 đoạn giúp hạn chế tình trạng đụng gầm hay đụng cản trước

- Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo giao thông (22 - 2,2m).Chiều cao thông thủy tầng hầm/bán hầm nên lấy tối thiểu khoảng 2 - 2,2m, do đó chiều cao thông thủy tổng từ sàn tầng hầm/bán hầm đến mặt sàn tầng trệt nên lấy từ 2,4 - 2,8m.Không nên làm tầng hầm quá cao vì ngoài việc tốn vật liệu, chi phí thi công thì tầng hầm/bán hầm quá sâu sẽ làm ram dốc quá dài hoặc thang lên tầng trệt ở mặt tiền quá nhiều bậc.

- Theo quy định, điểm khởi đầu của ram dốc phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m để đảm bảo an toàn giao thông. Bề rộng ram dốc nên lấy từ 3,2-3,5m

- Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể làm được tầng hầm/bán hầm dành cho xe máy, người đi bộ.

- Khoảng giữa và sau hầm/bán hầm cần có cửa gió hay giếng trời để thông thoáng, không nên làm kín mít. Vì tầng hầm/bán hầm nằm dưới nền đất nên khá ẩm thấp và có trường khí thịnh âm, cần đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời ( dương quang) để cân bằng. Có thể bố trí quạt hút gió cưỡng bức để giúp đối lưu không khí, tạo cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng không gian dưới hầm.

 

Bạn đang xem: Thiết kế Tầng hầm - Bán Hầm
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nam Thịnh Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đã xem