-
- Tổng tiền thanh toán:
Dự Toán Chi Phí Xây Nhà Chi Tiết 2022
Tác giả: Dương Văn Phong Ngày đăng: 01/07/2022
Trước khi tiến hành thi công, xây dựng nhà ở, việc tính toán chi phí cho ngôi nhà là rất cần thiết để biết được mình phải chi trả bao nhiêu cho ngôi nhà, có nằm trong khả năng điều kiện kinh tế hiện tại không.
1. Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà
Trên thị trường hiện nay,
+ Đơn giá xây nhà phần thô cho dạng công trình nhà phố và biệt thự dao động từ 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/m2 xây dựng.
+ Giá xây nhà trọn gói giao động trong khoảng 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/m2 xây dựng tùy theo chủng loại của vật liệu hoàn thiện.
1.1 Hướng dẫn cách tính diện tích xây dựng cụ thể
Để tính diện tích xây dựng, hiện nay có cách tính phổ biến sau:
Diện tích xây dựng = Diện tích sàn + Diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)
- Diện tích sàn: Để có được diện tích sàn sử dụng, bạn cần phải cộng dồn tất cả diện tích sàn với nhau. Do vậy, nhà xây bao nhiều tầng sẽ cộng bây nhiêu sàn lại.
- Phần móng: Hiện nay, có nhiều loại móng khác nhau nên hệ số tính cũng khác nhau.
+ Nếu là móng đơn thì được tính 40% diện tích. Nếu diện tích sàn dưới 50m2 thì hệ số sẽ là 0.4 cho móng cọc neo, 0.3 cho móng cọc ép tải.
+ Loại móng băng tính 50% diện tích
+ Loại móng bè sẽ tính 100% diện tích
Lưu ý: Với móng cọc ép thì sẽ chịu chịu ảnh hưởng do chiều dài của cọc. Ngoài ra, chưa tính đến những chi phí khác như nhân công làm ép cọc nếu dùng cọc ép tải
- Cách phần tính mái nhà:
+ Với loại mái bê tông cốt thép, không lát gạch thì được tính 50% diện tích. Nếu nhà có lát gạch thì tính 60% diện tích
+ Đối với mái ngói kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái nhà
+ Mái nhà bê tông dán ngói tính tính 85% diện tích nghiêng của mái
+ Mái tôn tính 30% diện tính của mái nhà
- Cách tính diện tích tum: Phần tum được thiết kế một phần diện tích sàn hoặc chừa sân thượng sau, tùy theo nhu cầu của chủ nhà. Nếu gia chủ thích một khu vườn sau nhà hoặc đơn giản là sân phơi thì diện tích mái che sẽ được được điều chỉnh vừa với kích thước ô cầu thang. Vậy nên, diện tích tầng tum cũng được tính 100% diện tích sử dụng của toàn bộ ngôi nhà.
- Cách tính phần tầng hầm: Tầng hầm được tính chủ yếu qua độ sâu, cụ thể
+ Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ra của hầm thì tính 150% diện tích
+ Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ra của hầm thì tính 170% diện tích
+ Nếu tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 2m so với code đỉnh ra của hầm thì tính 200% diện tích
+ Nếu tầng hầm có độ sâu lớn hơn 3m so với code đỉnh của hầm thì các nhà thầu xây dựng sẽ báo giá trực tiếp sau khi khảo sát.
- Cách tính diện tích phần sân
+ Nếu sân có diện tích dưới 15m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch thì tính 100% diện tích
+ Phần sân có diện tích dưới 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền thì tính 70% diện tích
+ Còn sân có diện tích trên 30m2 đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50% diện tích
+ Nếu sân thượng được dàn bê tông, có mái che hoặc trang trí tính 75% diện tích
- Cách tính diện tích phần ban công:
+ Ban công có mái che phía trên thì tính 100% diện tích
+ Ban công không có mái che nhưng lát nền tính 70% diện tích
+ Ô trống trong nhà (thông tầng) mà lớn hơn 8m2 thì tính 50% diện tích
2.2 Tư vấn cách tính chi phí xây nhà dựa trên mét vuông
Sau khi tính được diện tích tổng thể chính xác, chủ đầu tư có thể dựa vào tổng diện tích này để tính chi phí xây nhà dựa trên mét vuông. Cách tính này đang rất được ưa chuộng vì khá đơn giản mà lại nhanh chóng, cũng như thuận tiện cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu xây dựng. Nhưng với phương pháp này, bạn cần phải tính phần diện tích của tất cả các phòng trong nhà, bao gồm cả tầng lều (nếu có) và thậm chí là phần mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
Chi phí xây dựng nhà dựa trên mét vuông thường dựa vào 2 mốc giá:
- Đơn giá xây dựng phần thô từ: 3.500.000đ/m2
- Đơn giá xây dựng trọn gói sẽ phụ thuộc vào nguyên vật tự hoàn thiện, cụ thể:
+ Vật tư trung bình có giá khoảng : 4.500.000 đồng
+ Vật tư trung bình khá có chi phí khoảng: 4.800.000 đồng
+ Vật tư khá có mức chi phí khoảng 5.500.000 đồng
+ Vật tư tốt sẽ có mức chi phí từ 6.000.000 đồng
Cách tính chi phí dựa trên m2 xây dựng nhà cấp 4
Ví dụ:
Bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có diện tích 150m2 có các công năng: 1 phòng khách, 1 phòng thờ, 3 phòng ngủ. Cụ thể, 120m2 để xây dựng và 30m2 trang trí sân vườn.
Diện tích xây dựng sẽ được tính như sau:
- Diện tích móng: 50% x 120m sàn = 60m2
- Diện tích sàn tầng 1: 100% x 120m2 sàn = 120m2
- Diện tích mái: 50% x 120m2 sàn = 60m2
Như vậy tổng diện tích xây dựng là 240m2 x đơn giá xây dựng trọn gói với chi phí vật tư trung bình là 4.500.000 = 1.080.000 VNĐ
Ví dụ: Bạn muốn xây nhà 2 tầng có diện tích 40m2 bao gồm 1 trệt, 1 lầu, sử dụng mái tôn và vật tư trung bình
Tổng diện tích xây dựng ngôi nhà này sẽ là 112,3m2. Cụ thể
- Diện tích móng = 4x10x50%= 20m2
- Diện tích tầng trệt = 4 x 10 x 100%= 40m2
- Diện tích lầu 1 (hay con gọi là tầng 2) = 4 x 10 x 100%= 40m2
- Diện tích mái tôn = 4×10 x 30% = 12,3m2
Theo đó, chi phí xây nhà 2 tầng 40m2 = 112,3m2 x 3.200.000 = Khoảng 360 triệu (Bao gồm phần thô và chi phí nhân công hoàn thiện)
Ví dụ : Bạn muốn xây một ngôi nhà 3 tầng có diện tích 60m2 với kích thức 5x12m, gồm 1 trệt, 1 lửng, 1 lầu, mái bê tông cốt thép và vật tư trung bình.
Đầu tiên, ta có diện tích sàn thi công sẽ là 230m2. Cụ thể
- Diện tích móng: 5x12x50% = 30m2
- Diện tích tầng 1 (trệt): 5x12x100= 60m2
- Diện tích tầng 2 (lầu 1): 5x12x100= 60m2
- Diện tích lửng: phần đổ sàn = 40 x100% = 40m2, ô trống = 20x50% = 10m2
- Diện tích mái đổ bê tông: 5x12x50% = 30m2
Theo đó, chi phí xây dựng nhà 3 tầng diện tích 60m2:
- Đối với gói xây dựng thôi: 230m2 x 3.500.000 = 805 triệu (Bao gồm phần thô và chí phí nhân công hoàn thiện)
- Đối với xây dựng trọn gói với vật tư khá: 230m2 x 5.500.000 = 1.265.000.000 VNĐ (bao gồm phần thô, nhân công hoàn thiện và vật liệu hoàn thiện chưa có đồ rời như bàn, ghế, giường)
Lưu Ý :
1. Tìm hiểu rõ từng thành phần ngôi nhà một: Móng, mái, ….. Sau đó đàm phán làm hợp đồng cụ thể, chi tiết rõ ràng từng khoản mục; ngày giờ hoàn thiện tiến độ.
2. Để tránh thấm nước, nứt chân tường điều đặc biệt quan tâm là: mỗi lần đổ mái (bất kỳ tầng 1, 2…n) đều yêu cầu chủ thầu là phải đặt 1 hàng gạch, chỗ nào xây tường là chỗ đó đặt gạch bao gồm cả nhà vệ sinh.
3. Tầng thượng sau khi đổ mái, tốt nhất là nát gạch đỏ hoặc làm mái che
4. Khi làm điện nước chú ý là làm sẵn hệ thống sau này lắp đặt điện/nước năng lượng mặt trời
5. Từ 4 tầng trở lên thì tốt nhất là nghĩ tới lắp đặt thang máy, nếu chưa lắp đặt luôn thì phải để chỗ dự phòng sau này có thể sửa chữa lắp đặt sau.