-
- Tổng tiền thanh toán:
Các loại mái cơ bản nào phổ biến hiện nay? Tại sao cách tính hệ số chi phí xây dựng mỗi loại mái lại khác nhau??
Tác giả: Dương Văn Phong Ngày đăng: 01/10/2024
Tùy theo ý đồ thiết kế, điều kiện thời tiết cũng như sở thích của chủ nhà, mỗi công trình sẽ có những dạng mái khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là mái bê tông cốt thép và mái ngói.
1) Mái bê tông cốt thép
- Mái được cấu tạo từ bê tông cốt thép, về cơ bản hình thức và giải pháp kết cấu giống như cấu tạo sàn, nhưng khác là phải xử lý chống thấm và tạo dốc để thoát nước mưa, thường được tạo dốc từ 25% đến vị trí phễu thu nước.
Ưu điểm: Độ bền cao, có khả năng chịu tải và chống chọi với thời tiết rất tốt, không lo tốc mái mùa mưa bão. Chống ồn tốt. Bề mặt mái có thể dễ dàng lắp đặt các hệ thống kỹ thuật mái như bồn nước, nước nóng NLMT, hệ thống điện NLMT…
Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với mái tole. Cần thi công đúng chuẩn để chống thấm cho công trình.
2) Mái bê tông cốt thép lợp ngói:
Mái bê tông cốt thép lợp ngói hoặc tôn giả ngói được lắp đặt trên dàn lito bắn vào mái BTCT. Kết cấu chịu lực là các bản nghiêng BTCT dựa vào hệ dầm bê tông liên kết với hệ thống khung cột BTCT của nhà.
Ưu điểm: Độ bền cao, chống thấm, dột, chống ồn và chống nhiệt tốt, giữ được tầng áp mái sạch sẽ. Có khả năng chống chọi với gió bão tốt và tăng thẩm mỹ kiến trúc cho căn nhà.
Nhược điểm: Giá thành cao, trọng lượng lớn, thời gian thi công lâu. Nếu ngói được dán trực tiếp lên bê tông sẽ dễ xuất hiện hiện tượng co ngót gây mất kết dính, rơi vỡ, khó xử lý khi xảy ra thấm dột.
3) Mái dốc lợp ngói, tole trên dàn vì kèo thép (không đổ bê tông):
Đối với công trình nhỏ có thể làm tường thu hồi hoặc vì kèo kết hợp với dầm xà gồ và các kết cấu giá đỡ như cầu phong, li tô nếu là ngói lợp.
Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, giá thành rẻ hơn mái bê tông cốt thép (đặc biệt là mái tole). Khả năng tháo dỡ và tái sử dụng cao, hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
Nhược điểm: Khả năng chịu lực và chống chọi thời tiết kém. Đối với mái tole, thường khá ồn và nóng nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, nên chọn loại tole có lớp mút xốp chống nóng, chống ồn để đảm bảo chất lượng sử dụng.
* Đối với phương án lợp ngói trên dàn:
- Chi phí vật tư và nhân công cho kèo thép gần tương đương với phương án đổ bê tông rồi lợp ngói, mà hiệu quả chống/ dột và chống nóng lại không tối ưu bằng nên chủ nhà cần cân nhắc khi lựa chọn giữa hai biện pháp thi công này.
- Do biện pháp thi công, đặc thù kết cấu, cấu tạo và vật liệu sử dụng nên khi thi công các loại mái này trong công trình nhà ở sẽ có hệ số quy đổi khác nhau cho mỗi loại mái.
Cụ thể tham khảo như sau:
- Mái bằng bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 60% diện tích của mái.
- Mái ngói và kèo sắt (bao gồm toàn bộ hệ khung kèo sắt hộp và ngói lợp mái) tính 70% diện tích của mái, tính theo diện tích mặt nghiêng.
- Mái tole và kèo sắt (bao gồm toàn bộ hệ xà gồ sắt hộp và tole lợp mái) tính 30% diện tích của mái, tính theo diện tích mặt nghiêng.
- Mái ngói bê tông cốt thép (bao gồm toàn bộ hệ lito và tole lợp mái) tính 100% diện tích của mái, tính theo diện tích mặt nghiêng.